1. Vì sao phải bảo dưỡng máy pha cà phê?
Sử dụng máy pha cà phê ngày càng trở nên phổ biến đối với chủ quán cà phê trong những năm gần đây. Máy pha cà phê tài sản của bạn hay là cỗ máy giúp cho những ly cà phê của bạn trở nên hoàn hảo hơn, thì việc chăm sóc bảo dưỡng định kỳ đều rất cần thiết. “Không có gì là bên bỉ mãi mãi”.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn chưa quan tâm đến việc chăm sóc bảo dưỡng định kỳ cho những cỗ máy pha yêu quý của mình. Hãy cùng Phin Việt, tìm hiểu xem tại sao cần được bảo dưỡng máy pha cà phê định kỳ.
2. Bảo dưỡng Máy pha cà phê định kỳ là gì?
Giống như bạn đi xe máy hay oto, những cỗ máy phức tạp sẽ có những chi tiết máy cần định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thậm chí thay thế, thì chiếc máy pha cà phê cũng tương tự như vậy.
Bảo dưỡng định kỳ là thực hiện những thao tác theo yêu cầu của nhà sản xuất, những thao tác này được thực hiện thường xuyên với máy pha sau một thời gian sử dụng hoặc theo một tần suất nhất định tùy thuộc vào từng bộ phận, để đảm bảo cho máy pha luôn hoạt động trạng thái tốt nhất.
Ngăn ngừa sớm những hư hỏng có thể dẫn đến máy pha ngưng hoạt động khiến quán cà phê của bạn bị ngưng trệ do không có thiết bị.
3. Những lợi ích của việc bảo dưỡng máy pha định kì:
Ngăn chặn sớm những hư hỏng & kéo dài tuổi thọ của máy pha cà phê espresso. Điều kiện khí hậu và thời tiết ở Việt Nam tương đối khắc nghiệt: đổ ẩm cao, chuột bọ và công trùng phá hoại… Bạn không thể phát hiện được hư hỏng kịp thời nếu không kiểm tra, do đó ảnh hưởng đến an toàn khi vận hành và độ bền của máy. Vì vậy, trong quá trình bảo dưỡng định kỳ, các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra và xử lý kịp thời những hư hỏng (nếu có).
Máy pha được cấu thành từ nhiều cụm chi tiết khác nhau, bao gồm cụm chi tiết cơ khí và điện tử. Vì vậy, trong quá trình sử dụng xảy ra quá trình hao mòn của các linh kiện nếu không kiểm tra và thay thế thì sẽ gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng, tuổi thọ của máy máy pha cafe và linh kiện bị giảm. Việc kiểm tra bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp ngăn chặn sớm những hư hỏng đã xảy ra và phòng tránh nguy cơ.
Bảo dưỡng máy pha cafe định kỳ giúp cho khách hàng ngăn chặn được những hư hỏng lớn và những hư hỏng này thường tốn chi phí cao hơn rất nhiều so với chi phí bảo dưỡng định kỳ. Ví dụ như việc có biện pháp loại bỏ cặn canxi bám vào thành Boiler, việc này sẽ giúp cho máy pha cà phê espresso đun nước nhanh hơn, không gây tốn điện, nhiệt độ nước và áp suất hơi luôn mạnh mẽ. Các linh kiện khi bị hư hỏng nặng sẽ không chỉ khiến bạn rất tốn kém mà nguy hiểm hơn còn gây ra mất an toàn cho người sử dụng.
Việc bảo dưỡng thường xuyên giúp cho trạng thái của máy được đưa về tình trạng tốt nhất, máy được làm sạch sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vì đồ uống được đưa trực tiếp vào cơ thể con người. Chất lượng cà phê thành phẩm luôn ngon nhất khiến khách hàng luôn trung thành với quán của bạn.
Máy móc cũng giống con người, cũng có tuổi thọ và sự lão hóa theo thời gian , vì vậy chúng ta cần phải chú ý để chăm sóc nhằm kéo dài thời gian lão hóa giúp cho thiết bị và tài sản của mình được bền bỉ lâu dài.
4. Sơ lược quy trình bảo dưỡng máy pha cà phê capuchino, espresso:
- Điều đầu tiên, hãy luôn đảm bảo rằng máy pha cà phê capuchino của bạn được lắp kèm theo một hệ thống lọc nước đạt tiêu chuẩn. Bạn có thể lựa chọn máy lọc nước sao cho phù hợp miễn là đảm bảo ba tiêu chuẩn: có khả năng lọc cặn canxi, có khả nặng lọc sạch nước khỏi độc tố; dị vật; chất bẩn…, không sử dụng loại lọc nước theo công suất (vì có thể máy pha sẽ cần lượng nước lớn hơn công suất mà máy lọc có thể, điều này rất dễ dẫn đến bơm của máy pha bị cháy). Nên nhớ đây là điều kiện hết sức quan trọng, và không thể xem nhẹ, vì nếu không đạt tiêu chuẩn này, máy pha sẽ dễ dẫn đến một loạt lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng tới chất lượng máy.
- Sau 10-20 cốc: sử dụng Dụng cụ vệ sinh họng pha để làm sạch các cặn cà phê và dầu thừa bám trên bề mặt họng pha.
- Kết thúc 1 ngày làm việc: vệ sinh họng pha bằng phin mù và bột vệ sinh máy pha cafe Cafiza, để làm sạch hoàn toàn họng pha. Mặc dù bột vệ sinh có thể làm sạch tương đối, nhưng không phải triệt để, nếu muốn họng pha của bạn thực sự sạch, bạn cần vệ sinh bát chia nước nằm sâu bên trong họng pha, công việc này cũng nên làm mỗi ngày một lần.
- 1 tuần 2 lần: vệ sinh vòi đánh sữa bằng dung dịch vệ sinh Cafiza; ngâm tay handle, filter bằng bột vệ sinh Cafiza qua đêm để làm sạch hoàn toàn.
- 03 tháng / lần: thay zoăng cao su ở họng pha, để đảm bảo zoăng có độ đàn hồi cao, khiến lắp tay pha cà phê vào luôn khít.
- 1 năm / lần: tháo toàn bộ boiler và đường ống trong máy để sục rửa sạch sẽ. Kiểm tra van điện từ, van xả air…
Lưu ý: một số các thao tác đơn giản và hàng ngày thì chủ quán hoặc các barista có thể tự thao tác, tuy nhiên với một số công việc phức tạp, đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật thì mọi người nên cân nhắc việc tự thao tác, do có thể gây ra các lỗi nặng hơn cho máy pha.